a

Lorem ipsum dolor sit amet, consecteturadip iscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore sit.

Cùng nông dân hướng tới các mục tiêu sản xuất bền vững

Gia đình chị Phan Thị Hằng (thôn Thống Nhất, xã Ea Tân, huyện Krông Năng) có hơn 1 ha tiêu và cà phê. Năm 2016, gia đình chị liên kết sản xuất bền vững với Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (SIMEXCO Đắk Lắk).

Không chỉ được hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc tiêu, cà phê, trồng xen bơ, sầu riêng, mắc ca, năm 2018, gia đình chị còn được công ty hỗ trợ 50 triệu đồng xây dựng lò sấy. Nhờ đó, chất lượng sơ chế sản phẩm được nâng cao, không phụ thuộc vào thời tiết, giảm chi phí công lao động, giá bán cao hơn khoảng 10% so với trước. Năm 2021, chị Hằng còn được tập huấn nâng cao năng lực quản lý kinh tế hộ gia đình, biết cách tính toán chi tiết chi phí đầu tư, công chăm sóc, thu hoạch, tổng hợp thu nhập, hạch toán lợi nhuận cụ thể để quản lý rủi ro tài chính, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình.

Ngoài gia đình chị Hằng, các hộ liên kết sản xuất với SIMEXCO Đắk Lắk của 3 xã Ea Tân, Ea Toh, Dliê Ya (huyện Krông Năng) đều được hưởng lợi từ chương trình này. Tại đây, công ty còn triển khai 40 mô hình tưới nước tiết kiệm, sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, cấp 187.500 cây giống cà phê tái canh, góp phần vào mục tiêu giảm thiểu phát thải carbon ra môi trường.

cung-nong-dan-huong-toi-cac-muc-tieu-san-xuat-ben-vung

SIMEXCO Đắk Lắk tặng máy lọc nước cho các hộ liên kết sản xuất bền vững tại xã Ea Tân (huyện Krông Năng).

Không chỉ tại huyện Krông Năng, SIMEXCO Đắk Lắk còn triển khai chương trình liên kết sản xuất bền vững, an sinh xã hội, bình đẳng giới, nâng cao vai trò của phụ nữ tại các vùng trồng tiêu, cà phê của các xã: Cư Suê, Ea Drơng, Cuôr Đăng, Ea Kpam và thị trấn Ea Pốk (huyện Cư M’gar).

Bà Võ Thị Thùy Lựu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Cư Suê, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Nông nghiệp bền vững Cư Suê 2-9 cho biết, nhằm hướng tới sản xuất bền vững và tìm đầu ra ổn định cho nông dân, hợp tác xã đã liên kết với SIMEXCO Đắk Lắk. Được chọn làm điểm trong chương trình xây dựng vùng cảnh quan bền vững, các thành viên hợp tác xã, hộ liên kết và nông dân trên địa bàn xã đã được công ty tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn phát triển cây trồng xen, sử dụng chế phẩm sinh học, các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tặng máy tách vỏ cà phê, lò sấy, được tầm soát sức khỏe… Nhờ đó, nông dân đã dần thay đổi tư duy, cách thức canh tác cà phê, tiêu, tuân thủ quy trình sản xuất an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân.

Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện chương trình kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê. Trong đó, tập trung tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, không sử dụng thuốc diệt cỏ chứa Glyphosate, xây dựng mô hình thử nghiệm 20 ha cà phê dùng phân hữu cơ. Qua đó đã có 77,5% nông dân áp dụng thực hành quản lý cỏ dại tốt. Các chương trình trên có sự đồng hành và tài trợ của các nhà thu mua lớn như: Mc Cormick, Strauss, Nestle, Marubeni.

cung-nong-dan-huong-toi-cac-muc-tieu-san-xuat-ben-vungSIMEXCO Đắk Lắk phối hợp tổ chức chương trình tầm soát sức khỏe cho nông dân trồng tiêu, cà phê tại xã Cư Suê (huyện Cư M’gar).

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Phòng Phát triển nông nghiệp bền vững, SIMEXCO Đắk Lắk cho biết, trong giai đoạn 2021 – 2025, SIMEXCO Đắk Lắk sẽ tiếp tục triển khai vùng nguyên liệu quy mô lớn được xác nhận VSA (Verified Sourcing Area), Chương trình Sản xuất bảo vệ và an sinh (PPI Compact) với quy mô 9.826 ha với trên 8.800 nông dân của 3 xã Ea Tân, Ea Toh, Dlie Ya (Krông Năng) và 10.732 ha với 7.950 nông dân tại các xã Ea Drơng, Cư Suê, Ea Kpam, Cuôr Đăng và thị trấn Ea Pốk (huyện Cư Mgar) dưới sự tài trợ của Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) và Tập đoàn JDE. Chương trình hướng tới các mục tiêu bảo tồn nguồn tài nguyên đất, nước, tài nguyên rừng, góp phần giảm thiểu phát thải carbon, sản xuất bền vững, tăng thu nhập cho nông dân.

Nguyễn Xuân