Cà phê đặc sản là gì? Điều gì tạo nên sự đặc biệt loại cafe này?
Cà phê đặc sản hay còn gọi là Specialty Coffee – Thức uống được dân sành cafe cực kỳ ưa chuộng. Nếu các bạn đang tìm hiểu về thị trường cafe, nông sản Việt thì nên hiểu rõ về cà phê đặc sản Việt Nam. Cùng Simexcodl khám phá đặc sản này qua bài viết sau đây nhé.
Cà phê đặc sản là gì?
Đối với những ai bắt đầu tìm hiểu về thị trường cà phê sẽ rất thắc mắc về “cà phê đặc sản”. Vốn dĩ, cà phê đã là một đặc sản của Việt Nam, mang đến thức uống ngon và đậm đà. Tuy nhiên, theo các tiêu chuẩn quốc tế thì sản lượng cà phê đặc sản hiện nay khá ít. Để được công nhận là Specialty Coffee, cà phê sẽ phải đạt tiêu chuẩn theo SCA và CQI.
SCA là Hiệp hội cà phê đặc sản thế giới còn CQI là Viện chất lượng cà phê thế giới. Các tổ chức này sẽ đánh giá thông qua quy trình trồng trọt, sản xuất, phương pháp chế biến, hương vị,… Tổng điểm các yếu tố này phải từ 80 điểm trở lên mới được chứng nhận là cà phê đặc sản chất lượng.
Điều gì tạo nên đặc trưng của cà phê đặc sản?
Như đã nói thì cà phê đặc sản được công nhận thông qua quá trình, phương pháp và quy trình sản xuất.
Quá trình trồng trọt
Cà phê được đánh giá từ quá trình trồng trọt cho đến người trồng. Khu vực trồng cà phê phải có thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để cà phê phát triển tốt nhất. Đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hương vị của hạt cà phê khi ra đời.
Ngay từ quá trình trồng trọt, canh tác cà phê đặc sản cũng phải đáp ứng nhiều tiêu chí và đánh giá khác nhau. Hạt cà phê sau khi ra đời sẽ no tròn, có hương vị đặc trưng của vùng miền. Quá trình trồng trọt thuần tự nhiên, được canh tác bởi những nhà nông có nhiều kinh nghiệm. Để đạt tiêu chí cà phê đặc sản, quá trình trồng trọt không được sử dụng các hoá chất, thuốc tăng trưởng độc hại.
Phương pháp chế biến
Để đáp ứng nhu cầu thương mại có rất nhiều phương pháp sơ chế khác ra đời. Tuy nhiên, cà phê đặc sản chỉ sử dụng 3 phương pháp sơ chế chính như sau:
- Chế biến ướp: Chế biến ướp là phương pháp chế biến thủ công phổ biến nhất hiện nay. Cà phê sau khi làm sạch, tách lấy hạt sẽ được đưa vào bể nước để ngâm. Cà phê sẽ được lên men trong nước, đồng thời loại bỏ chất nhớt bên ngoài hạt. Thời gian ngâm kết thúc, cà phê sẽ được đưa qua máng để làm sạch chất nhầy bên ngoài hoàn toàn. Cà phê sẽ được phơi khô dưới nắng khoảng 1 tuần để cà phê khô và có hương thơm tự nhiên hơn. Đây là phương pháp chế biến thủ công không cần đầu tư máy móc nhưng cũng rất cầu kỳ và phức tạp.
- Chế biến khô: Cà phê chế biến khô xuất hiện nhiều ở khu vực Châu Phi, các quốc gia có nguồn nước khan hiếm. Cà phê sau khi thu hoạch sẽ được mang đi phơi nắng trong thời gian từ 3 tuần đến 1 tháng. Sau khi cà phê đạt độ khô chuẩn nhất mới mang đi rang và tách hạt. Cà phê chế biến khô sẽ có thời gian để hấp thu vị ngọt và hương thơm từ quả nhiều hơn.
- Chế biến mật ong: Phương pháp chế biến mật ong sẽ khác nhiều so với 2 phương pháp trên. Mật ong sau khi thu hoạch sẽ loại bỏ lớp vỏ và giữ lại chất nhầy bên ngoài hạt. Lớp nhớt bên ngoài hạt cà phê tươi được gọi là mật, sẽ tạo vị ngọt và hương thơm trái cây đặc trưng cho cà phê.
Rang xay cà phê
Quá trình rang xay cà phê cần thực hiện thủ công bởi những nghệ nhân nhiều năm kinh nghiệm. Để cho những phần cà phê thơm ngon, giữ được hương vị đặc trưng thì nghệ nhân rang xay cà phê cần vận dụng nhiều kiến thức. Vừa phải am hiểu về cà phê, phải đủ khả năng để cân chỉnh nhiệt độ, thời gian cho thành phẩm đạt tiêu chuẩn.
Nếm thử
Trước khi đưa cà phê đi đánh giá chất lượng thì cần nếm thử hương vị của cà phê. Nghệ nhân cần có kỹ năng nếm thử để nhận biết được hương vị đạt chuẩn cà phê đặc sản. Thường là người có nhiều năm làm việc, nghiên cứu về cà phê. Có sự am hiểu về các hương vị đặc trưng và nắm rõ các phương pháp chế biến và rang xay cà phê. Từ đó đưa ra đánh giá chính xác hương vị cà phê.
Quá trình pha chế
Tất nhiên cà phê đặc sản cũng không bị giới hạn bởi bất kỳ phương pháp pha chế nào. Cà phê sẽ giữ được vị thơm mộc mạc, hương vị đặc trưng từ phương pháp chế biến ban đầu. Để cảm nhận hương vị đặc trưng nhiều người thường chọn pha chế theo các cách truyền thống. Khi thưởng thức sẽ dùng khứu giác để ngửi, cảm nhận hương thơm nồng của cà phê. Sau đó nhấp từng chút để cảm nhận vị đắng xen lẫn ngọt, chua thanh của trái cây. Cuối cùng là hậu vị còn đọng lại ở đầu lưỡi và cổ họng.
Cà phê đặc sản có gì khác với cà phê thương mại?
Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người khi nhắc đến cà phê đặc sản. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại cà phê khác nhau được bán với mức giá đa dạng. Tuy nhiên cafe đặc sản sẽ luôn có giá thành cao hơn so với dòng cà phê thương mại. Sự khác biệt của hai dòng cà phê này được đánh giá qua các tiêu chí sau:
- Quá trình trồng trọt, rang xay của cà phê đặc sản cần nhiều thời gian, kỹ thuật phức tạp hơn. Cà phê thương mại được sản xuất theo hướng công nghiệp hoá để đảm bảo sản lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Cà phê sẽ được trồng và rang xay từ những nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm, kiến thức và trải nghiệm. Các dòng cà phê thương mại không quá chú trọng đến nhân lực sản xuất. Đa số là các quy trình sản xuất theo hướng công nghiệp, cần người có thể điều khiển máy móc và thực hiện đúng quy trình đã đề ra.
- Hương vị của cà phê đặc sản đậm đà và pha lẫn hương vị trái cây, vừa ngọt nhẹ vừa có vị chua thanh và hương thơm. Khác với cà phê thương mại chủ yếu là vị đắng hoặc chua, không nồng hương thơm trái cây.
- Cà phê đặc sản dành cho người thích thưởng thức các tầng vị của cà phê. Cà phê thương mại chủ yếu nhiều cafein, dùng để pha chế nước giải khát cho người tiêu dùng.
Nhờ vào những tiêu chí trên các bạn sẽ dễ thấy sự khác biệt giữa cà phê đặc sản và cà phê thương mại. Cả hai đều đáp ứng một thị trường tiêu thụ khác nhau với các đối tượng khác nhau. Nếu các bạn thích thưởng thức và muốn nghiên cứu về cà phê thì nên thử những loại cà phê đặc sản.
Kết luận
Thời điểm hiện nay thị trường đã có nhiều sự thay đổi trong cung ứng cà phê. Có rất nhiều loại cà phê đa dạng mức giá với nhiều hương vị riêng. Tất nhiên cà phê đặc sản vẫn là lựa chọn tốt nhất cho những ai muốn thưởng thức hương vị nguyên bản đặc trưng. Nếu các bạn muốn mua cà phê đặc sản thì nên chọn nhà bán uy tín, cung cấp được nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Simexcodl tự hào với nguồn cà phê đặc sản đạt chuẩn các tiêu chí đánh giá qua nhiều năm. Cà phê tại Simexcodl được trồng trọt và thu hoạch tại vùng đất Daklak với thổ nhưỡng, khí hậu thiên nhiên trù phú. Trải qua quá trình trồng trọt, thu hoạch và tuyển chọn kỹ lưỡng từ bàn tay của những nông dân lâu năm. Cà phê đặc sản tại Simexcodl mang đến hương vị cà phê mộc mạc, ấn tượng. Hãy liên hệ Simexcodl để được tư vấn và trải nghiệm cà phê đặc sản của Việt Nam.